7 Dấu hiệu nhận biết cần phải kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện ô tô NGAY

0789 905 005 info@tandaiduongco.com
Vietnamese English

Tin tức & sự kiện

7 Dấu hiệu nhận biết cần phải kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện ô tô NGAY

Khi xe có một trong các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng máy phát điện ô tô kịp thời. Cụ thể:

Xe khó khởi động hoặc chết máy khi đang chạy

Khi xe khó khởi động thì có thể nguyên nhân là máy phát điện bị trục trặc. Điều này khiến bình ắc quy không nạp được điện và ô tô khởi động khó khăn hơn bình thường. Trong trường hợp này, bác tài nên tắt các thiết bị điện như loa, điều hòa, màn hình giải trí,…và đưa xe đi kiểm tra để hạn chế tình trạng xe bị chết máy không đề được.

Tiếng động lạ phát ra từ khoang động cơ

Tiếng động lạ phát ra từ khoang động cơ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu tiếng kêu cạch cạch thì đó có thể là sự trục trặc đến từ máy phát ô tô. Và nguyên nhân trực tiếp có thể là do dây đai hay puly của máy phát điện bị hỏng nên máy phát dẫn động kém và có thể ngừng hoạt động.

Có tiếng ồn lạ phát ra từ máy phát điện

Tiếng rít, tiếng kêu “ọc ạch” hoặc tiếng gõ phát ra từ máy phát điện có thể là dấu hiệu của các vấn đề như dây curoa lỏng, bạc đạn bị mòn hoặc hư hỏng các bộ phận bên trong máy phát.

Cần kiểm tra máy phát điện nếu động cơ phát ra tiếng động lạ

Đèn báo ắc quy trên bảng đồng hồ sáng

Bình thường khi nổ máy, đèn báo ắc quy sẽ tắt để thông báo về hoạt động bình thường của hệ thống. Nhưng khi xe chuyển động mà đèn báo ắc quy vẫn bật sáng thì có thể do bình ắc quy yếu, hỏng hoặc hệ thống sạc bình ắc quy có trục trặc. Đèn báo sáng là để thông báo về tình trạng hỏng hóc này.

Đèn báo ắc quy bật sáng để thông báo bình ắc quy yếu và có thể máy phát điện đã gặp trục trặc

Bình ắc quy chết

Khi bình ắc quy chết thì rất có thể do máy phát điện ô tô đã bị hỏng, làm cho bình không nạp được điện. Và biểu hiện đặc trưng nhất, dễ phát hiện khi bình ắc quy chết là không thể khởi động được xe.

Các đèn trên xe không sáng rõ hoặc nhấp nháy

Vì máy phát điện cung cấp năng lượng cho các phụ tùng của xe, hệ thống đèn,…Khi máy phát gặp vấn đề thì hệ thống đèn pha sẽ bị yếu và không sáng rõ, chập chờn. Do đó, nếu các đèn trên xe mờ hơn thường ngày và chập chờn thì có thể máy phát điện “xế yêu” của các bác tài đã “bị bệnh” và cần phải được đi kiểm tra, bảo dưỡng hoặc sửa chữa.

Khi đèn pha ô tô không sáng rõ, chập chờn thì có thể máy phát điện ô tô của bạn đã bị hỏng

Xuất hiện mùi khét từ dây điện hoặc máy phát điện

Hiện tượng mùi hôi này có thể do dây dẫn nóng lên vì ròng rọc chuyển động không liên kết hoặc không quay tự do. Từ đó, tạo ra lực ma sát lớn trên dây đai và phần dây này nóng lên tạo ra mùi khó chịu như mùi cao su đốt. Và khi đó, có thể là máy phát điện ô tô của các bác tài đã bị bị chạm chập hoặc quá tải. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần được kiểm tra và xử lý ngay lập tức.

Hướng dẫn bảo dưỡng máy phát điện ô tô

Máy phát điện ô tô, nguồn cung cấp điện năng cho hệ thống điện trên xe, cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước bảo dưỡng máy phát điện ô tô, giúp bạn tự tin “chăm sóc” cho “xế yêu” của mình.

A. Các bước kiểm tra cơ bản (có thể tự thực hiện tại nhà):

  •  Kiểm tra dây curoa máy phát điện:
  • Quan sát bằng mắt: Kiểm tra dây curoa có bị nứt, rách, hao mòn hoặc lỏng lẻo không. Nếu dây curoa quá lỏng, nó sẽ trượt trên puly, làm giảm hiệu quả truyền động và ảnh hưởng đến khả năng phát điện của máy phát.
    • Kiểm tra độ căng: Ấn ngón tay vào dây curoa, nếu dây lún xuống quá nhiều thì cần điều chỉnh lại độ căng.
    •  Kiểm tra các đầu nối dây điện: Đảm bảo đầu nối chắc chắn: Kiểm tra các đầu nối dây điện trên máy phát có bị lỏng lẻo, rỉ sét hoặc ăn mòn không. Nếu có, hãy vệ sinh và siết chặt lại các đầu nối.
  •  Kiểm tra mức và chất lượng dầu nhớt (nếu có): Một số loại máy phát điện có thể sử dụng dầu nhớt để bôi trơn. Hãy kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu dầu bị bẩn hoặc thiếu, cần thay thế hoặc bổ sung.
  •  Vệ sinh máy phát điện:
    • Loại bỏ bụi bẩn: Sử dụng chổi hoặc máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn bám trên máy phát điện, đặc biệt là ở các khe và rãnh.
    • Giữ cho máy thông thoáng: Đảm bảo không có vật cản che chắn quạt làm mát của máy phát điện.

B. Các bước bảo dưỡng chuyên sâu (thường thực hiện tại gara):

  •  Kiểm tra chổi than: Chổi than là bộ phận truyền dòng điện đến rô to. Chổi than bị mòn sẽ làm giảm hiệu quả phát điện. Cần kiểm tra và thay thế chổi than định kỳ.
  •  Kiểm tra rô to và stato: Rô to và stato là hai bộ phận quan trọng tạo ra dòng điện. Cần kiểm tra xem có dấu hiệu hư hỏng như cháy, đứt dây hoặc lỏng lẻo không.
  •  Kiểm tra bộ chỉnh lưu và bộ điều áp: Bộ chỉnh lưu và bộ điều áp có nhiệm vụ chuyển đổi và ổn định dòng điện đầu ra của máy phát. Cần kiểm tra xem các bộ phận này có hoạt động bình thường không.
  •  Thay thế các linh kiện bị hư hỏng: Nếu phát hiện bất kỳ linh kiện nào bị hư hỏng, cần thay thế bằng linh kiện chính hãng hoặc linh kiện chất lượng cao để đảm bảo hoạt động ổn định của máy phát điện.

Bảo dưỡng máy phát điện ô tô đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của máy, đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho các thiết bị trên xe và giúp xe hoạt động ổn định, an toàn.

CTY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TÂN ĐẠI DƯƠNG

 87/30/10 Đường 27, Phường 6, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

0789 905 005 - 0977 683 577 - 0938 905 548 - 0978 305 204

 info@tandaiduongco.com

 www.tandaiduongco.com

Follow us
Facebook Zalo Youtube Tiktok

Designed by Vietwave

Hotline